Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1956
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
←Wikisource:Văn kiện lập hiến
Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956
của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, năm 1956
QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp ngày 20 tháng 10 năm 1956
Mục lục
[ẩn]
• 1 LỜI MỞ ĐẦU
• 2 THIÊN THỨ NHẤT: Điều khoản căn bản
o 2.1 Điều 1
o 2.2 Điều 2
o 2.3 Điều 3
o 2.4 Điều 4
o 2.5 Điều 5
o 2.6 Điều 6
o 2.7 Điều 7
o 2.8 Điều 8
• 3 THIÊN THỨ HAI: Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân
o 3.1 Điều 9
o 3.2 Điều 10
o 3.3 Điều 11
o 3.4 Điều 12
o 3.5 Điều 13
o 3.6 Điều 14
o 3.7 Điều 15
o 3.8 Điều 16
o 3.9 Điều 17
o 3.10 Điều 18
o 3.11 Điều 19
o 3.12 Điều 20
[sửa] LỜI MỞ ĐẦU
Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;
Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:
Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
Nguyện vọng ấy là:
Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;
Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;
Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.
Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến pháp sau đây:
[sửa] THIÊN THỨ NHẤT: Điều khoản căn bản
[sửa] Điều 1
Việt Nam là một nước Cộng hòa, độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
[sửa] Điều 2
Chủ quyền thuộc về toàn dân.
[sửa] Điều 3
Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.
Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.
Tổng thống lãnh đạo Quốc dân.
[sửa] Điều 4
Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể cộng hòa, và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.
[sửa] Điều 5
Mọi người dân không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.
Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.
Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.
Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.
[sửa] Điều 6
Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.
[sửa] Điều 7
Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.
[sửa] Điều 8
Nước Việt Nam Cộng hòa chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.
[sửa] THIÊN THỨ HAI: Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân
[sửa] Điều 9
Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.
[sửa] Điều 10
Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.
Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, chỉ có thể bắt giam khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp và theo hình thức luật định. Theo thể thức luật định các bị can về tội đại hình hoặc tiểu hình có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.
[sửa] Điều 11
Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.
[sửa] Điều 12
Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.
Tánh cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lệnh của Tòa án hoặc khi bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung.
Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những đe dọa hoặc xâm phạm trái phép.
[sửa] Điều 13
Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ Quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn câm vì duyên cơ vệ sinh hay an ninh công cộng.
Mọi người dân có quyền tự do xuất ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do anh ninh quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng.
[sửa] Điều 14
Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Việc làm như nhau, tiền công bằng nhau.
Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng đủ để bảo đảm cho bản thân và cho gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.
[sửa] Điều 15
Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội.
[sửa] Điều 16
Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không dược dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng hòa.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng mà Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực.
[sửa] Điều 17
Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.
[sửa] Điều 18
Theo thể thức và điều kiện luật định, mọi người dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia điều khiển việc công hoặc trực tiếp, hoặc do những đại diện của mình.
[sửa] Điều 19
Mọi người dân đều có quyền tham gia công vụ tùy theo năng lực trên căn bản bình đẳng.
[sửa] Điều 20
Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.
Trong những trường hợp luật định và vợi điều kiện có bồi thường, Quốc gia có thể trưng thu tài sản vì công ích.
Văn kiện này còn đang soạn thảo hoặc đang bổ sung. Bạn có thể viết bổ sung. (Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách viết bổ sung văn kiện.)
Lấy từ “http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1956”
←Wikisource:Văn kiện lập hiến
Trở lại đầu trang.
Thể loại: Tác phẩm 1956 | Sơ khai | Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa
Wikisource:Văn kiện lập hiến
Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
←Wikisource:Tác phẩm
Văn kiện lập pháp
Trang này bao gồm các văn kiện liên quan đến việc hình thành một nền độc lập quốc gia, các quyền cơ bản và cấu trúc chính trị. Nó không giới hạn chỉ gồm văn bản hiến pháp. Xem thêm thể loại Văn kiện lập pháp.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Các bản Hiến pháp
o 1.1 Hoa Kỳ
o 1.2 Việt Nam
• 2 Hiến pháp của quốc gia cũ
o 2.1 Việt Nam Cộng hòa
[sửa] Các bản Hiến pháp
[sửa] Hoa Kỳ
• Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (1776)
• Các điều khoản Hợp bang (1777)
• Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1789)
• Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ (1791)
[sửa] Việt Nam
• Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam (1945)
• Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1946 (1946)
• Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 (1959)
• Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980 (1980)
• Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
[sửa] Hiến pháp của quốc gia cũ
[sửa] Việt Nam Cộng hòa
• Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 (1956)
• Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 (1967)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment