Từ Nhận Thức đi đến Trực Tiếp Đấu Tranh cho Tư Do, Dân Chủ, Nhân Quyền: Con đường khá xa.
Biểu tình chốngTrung Quốc xâm chiếmHoàng Sa Giáo dân Toà Khâm Sứ đòi đất
Nhu cầu đấu tranh giải thể chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới đã nở rộ từ hai thập niên qua . Sau cuộc Cách mạng Nhung, Cách mạng Hồng tại các nước Đông Âu và Liên Xô. Cụm từ “Cách Mạng Nhung” được dùng để chỉ sự thay đổi thể chế chính trị, từ chế độ “cộng sản đảng toàn trị’’ sang chế độ dân chủ tự do, đa đảng, xảy ra ở Tiệp Khắc trong khoảng hai năm 1989 - 1990. Sự thay đổi này đã được thực hiện một cách êm đềm, không kéo theo cảnh tượng đổ máu, tàn phá, trả đũa ... đáng tiếc nào, nhờ ở sự đồng thuận của mọi đảng phái, tổ chức, xu hướng trong xã hội. Chính vì vậy mà giới truyền thông đã đưa ra cụm từ cách mạng nhung để gọi biến cố ấy: “cách mạng’’ vì có sự thay đổi toàn diện trong một thời gian ngắn, “nhung” vì không có những sự bạo động thường đi kèm các cuộc thay đổi sâu xa và đột ngột.
Cách mạng Hoa Hồng ở Georgia, Cách mạng Cam ở Ukraina, Cách mạng Tuy Líp ở Kirghizistan. Để đạt mục tiêu thay đổi thể chế toàn diện, nhanh chóng nhưng vẫn ôn hòa, họ đã dùng một phương pháp quen thuộc: đó là phương pháp “bất tuân lệnh dân sự’’(civil disobedience) . Các công dân không công nhận chính quyền đang cai trị mình vì người ta cho rằng chính quyền ấy đã mất chính nghĩa: Đó không phải là một chính quyền “của dân” “do dân lập nên”, “để phục vụ toàn dân”. Thành tích 11 nước Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô lột xác trở thành 11 quốc gia Tự Do và giải trừ chủ nghiã Cộng sản Quốc Tế, một chủ nghĩa Độc Ác nhất hành tinh đã làm đảo lộn cả Thế Giới.
Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, kể từ sau sự ra đời của Khối 8406 năm 2006 phong trào đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền ngày càng lan rộng trong các tầng lớp dân chúng, các tôn giáo và ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản cũng đã xảy ra đòi hỏi Tư Do, Dân Chủ thật sự cho toàn dân.
Từ đó danh từ Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền đã ở trên đầu môi của nhiều người tại Việt Nam, nhất là giới trẻ, giới sinh viên, học sinh, công nhân và nông dân. Số lượng người ủng hộ ngày khởi đầu chỉ là 118người, danh sách Công bố lần 7 ngày 08-7-2006 dịp kỷ niệm 03 tháng sau Tuyên Ngôn 8406 gồm 1.735 CSHB & 420 gia đình quốc nội & 20 ngàn Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm& 2.003 CSHB & 8 Đại diện CĐNVTD hải ngoại (2.011), chưa kể hơn mấy chục ngàn CSHB ủng hộ trên các trang Web.Nhưng tại sao phong trào lại lắng dần theo năm tháng?Vì công an đe doạ,khủng bố ?hay vì lý do nào khác ?
Dưới ách cai trị của CSVN Linh Muc Nguyễn Văn Lý trước toà Nử anh thư Lê Thị Công Nhân
Bởi vì từ nhận thức, ủng hộ đi đến trực tiếp dấn thân tham gia phong trào đòi hỏi Tư Do, Dân Chủ, Nhân Quyền có một khoảng cách khá xa.
Bài viết nhằm giải đáp một số thắc mắc về phong trào Dân Chủ và đề ra phương cách tự đánh giá bản thân để xem mình đã thực tâm cống hiến cho đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền ở vào mức độ nào. Đồng thời giúp cho giới trẻ trong nước có một nhận thức đúng đắn về nhu cầu Tư Do, Dân Chủ thật sự chứ không phải là loại bánh vẽ Dân Chủ, Tự Do do Cộng sản ban phát.
a- Từ Nhận Thức Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền (TD, DC, NQ) là cần thiết, cấp bách và duy nhất đúng đắn cho Dân Tộc, đi đến yêu chuộng TD, DC, NQ và sau cùng là lựa chọn con đường Trực Tiếp tham gia đấu tranh cho TD, DC, NQ là một con đường khá xa. Từ đó chúng ta dùng để gọi tên cho từng đối tượng trong phong trào :
b- Người yêu chuộng TD, DC, NQ nhưng chưa bắt tay vào tranh đấu: cảm tình viên, ủng hộ viên của TD, DC, NQ. Thành phần đấu tranh ở Hải Ngoại có thể được xếp vào nhóm nầy.
c- Người tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu về TD, DC, NQ là lý thuyết gia, chính trị gia (như Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Gia Kiểng ….)
d- Người đã hiểu biết TD, DC, NQ nhưng chỉ tham gia trên mặt trận truyền thông chống Cộng sản độc tài: Nhân vật đối kháng (như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Chí Thiện …)
e- Người đã hiểu biết, yêu chuộng TD, DC, NQ nay trực tiếp tham gia đấu tranh, trực diện với kẻ thù CSVN : Chiến sĩ Đấu Tranh (như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài …)
1- Tự xét bản thân có đủ điều kiện trực tiếp tham gia đấu tranh hay chưa:
Phần này cũng để giải đáp cho một số thanh niên trong nước còn đang do dự trước phong trào Đấu Tranh dưới sự đàn áp khốc liệt của bộ máy bạo quyền Cộng Sản, không biết rỏ mục tiêu đấu tranh và những hệ lụy của nó, vì thế họ chưa dứt khoát chọn lựa thái độ.
a- Đấu tranh cho TD, DC, NQ chỉ có một chiều, là cống hiến cho mọi người, vì mọi người chứ không phải vì lợi ích bản thân.
b- Có hy sinh bản thân đủ để tham gia phong trào TD, DC, NQ chưa?
c- Có bận bịu về gia đình ? Có chấp nhận thiệt hại về gia đình khi tham gia đấu tranh ?
d- Tự xét để biết khả năng thích hợp loại công tác nào để đạt lý tưởng cao cả.
e- Tự đưa ra tình huống xấu, từ nhẹ tới nặng, mức độ chịu đựng trong hoạt động đấu tranh.
f- Dấn thân chỉ có con đường đi tới, dù chỉ có một bước trong đấu tranh cũng có thể bị tù đày, gian khổ, hy sinh.
g- Không có quyền lợi vật chất, tất cả chỉ để phục vụ cho Quốc Gia, Dân Tộc. Ai còn suy nghĩ sự hy sinh bản thân thì phải được xã hội đền đáp bằng quyền lợi cụ thể thì chưa thể tham gia phong trào.
2- Trong đấu tranh chọn lãnh tụ hay chọn cương lĩnh, chủ trương:
a- Thông thường khi tham gia một đoàn thể nào chủ yếu là do cảm tình, thân quen giới thiệu hay vì tôn thờ một lãnh tụ mà gia nhập. Lãnh tụ dù sáng suốt, tài ba nhưng vẫn có thể bị quyền lợi cá nhân, sự đe doạ hay mua chuộc làm thay đổi, thoả hiệp hay đầu hàng. Do đó không cần đi tìm lãnh tụ, mà lãnh tụ sẽ tự nổi bật trong số những chiến sĩ đấu tranh kiên cường và sáng suốt trong mọi tình huống. Vã lại, lãnh tụ chỉ được bầu trong thời gian nhất định, không có lãnh tụ vĩnh viển theo kiểu Cộng sản.
b- Cương lĩnh hay chủ trương của một đoàn thể, đảng phái do nhiều người góp ý soạn ra, được nhiều người biểu quyết, được tu chính, sửa đổi nên gần như hoàn chỉnh, khó bị mua chuộc để thay đổi. Thông thường muốn thay đổi cương lĩnh của một đảng phái hay một đoàn thể phải có đại hội và đa số thành viên ủng hộ thì mới thay đổi được.
c- Cần loại bỏ những cương lĩnh chỉ đặt nặng việc phục vụ cho phe nhóm, nội bộ đảng viên, đoàn viên chứ không phục vụ cho quyền lợi quốc gia, dân tộc (như đảng Cộng Sản Việt Nam). Một cương lĩnh tốt luôn đặt quyền lợi của Quốc Gia dân Tộc lên trên phe nhóm hay đảng phái.
Cần phải chọn lựa kỷ càng vì khi soạn thảo thì họ cố làm cho cương lĩnh hoàn hảo, lời kêu gọi rất là hào nhoáng nhưng khi thực hiện thì nói một đàng làm một nẽo:
http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT1060376271 Cương lĩnh cuả Đảng Cộng sản trên báo Điện Tử Đảng CSVN.
“Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn.”
Toà Án Nhân Dân Cộng sản giết hại dân lành trong CCRĐ
Sự thật là trong Caỉ Cách Ruộng Đất năm 1953-1956 đảng CSVN đã giết hại gần nửa triệu nông dân và trong đó sau nầy họ công nhận là giết lầm 123.266 người!
“Mạng lưới dân chủ tổ chức cuối tháng 6 năm 2003 tại thủ đô Berlin, cũng nêu lên con số nạn nhân là 500.000 người do Michel Tauriac, nhà văn - nhà báo người Pháp đưa ra. Bùi Tín cho rằng con số này cũng hợp lý nếu kể cả những người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử hoặc thân nhân, gia đình gián tiếp chịu đày đọa.” Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai -hơn 70%-, tức là bị oan). Theo quan điểm của những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đây là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị "đào tận gốc, trốc tận rễ". Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị bắn tại chỗ hoặc bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam[12”
http://www.youtube.com/watch?v=Qf-dWAAJYFo HCM Giet Nguoi Duoi Chieu Bai Cai Cach Ruong Dat
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_ru%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BA%A5t_(Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)#S.E1.BB.91_ng.C6.B0.E1.BB.9Di_b.E1.BB.8B_.C4.91.E1.BA.A5u_t.E1.BB.91 Bách khoa Toàn thư Wikipedia về CCRĐ.
3-Kết luận :
Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền là phải đấu tranh mới có, không phải xin mà được. Những cái gì do xin mà được không phải là Dân Chủ, Tư Do thật sự.
Dân Chủ, Tự Do là cái quyền, chứ không phải do ban phát. Dân chủ tập trung của CSVN là một hình thức dân chủ cuội. Tự Do lề bên phải là Tự Do bánh vẽ.
Trước khi tham gia vào mặt trận đấu tranh cho TD, DC, NQ thì phải tự xét xem mình đã thấu triệt thế nào là TD, DC, NQ chưa? Bản thân có đủ can đảm chấp nhận hy sinh cho mọi người hay không ? Khi đã dấn thân tranh đấu thì phải kiên trì và sáng suốt trong mọi tình huống với phương châm tranh đấu cho lý tưởng và không bao giờ thoả hiệp hay đầu hàng trước bạo quyền.
Qua những nhận định trên chúng ta thấy con đường từ nhận thức, yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ đi đến trực tiếp đấu tranh là một con đường dài, đầy gian khổ. Chỉ có những ai đã nhận ra bạo quyền Cộng sản là chướng ngại cho sự thăng tiến của Quốc Gia Dân Tộc cần phải dẹp bỏ. Tội ác của CSVN đối với toàn dân Việt Nam và cả thế giới là đáng ghê tởm, người dân Việt Nam ở mọi thành phần xã hội đều phải có trách nhiệm góp tay giải trừ quốc nạn để sớm đưa Đất Nước ra khỏi cảnh u tối hiện nay ngỏ hầu chen vai cùng bè bạn năm châu. Cuộc giải trừ Quốc Nạn Cộng Sản này phải do chính dân ta, chứ không phải ai khác, mọi người dân cùng góp tay chứ không thể mượn ai làm thay. Quốc Nội là ngọn cờ đầu, là chủ lực để đào mồ chôn chế độ độc tài, bán nước, hại dân.
Trước thềm thiên niên kỷ mới, toàn dân Việt sẽ luôn ngẩng cao đầu đi lên cùng Thế Giới Văn Minh.
Long Điền 10/2008.
(Xin xem phần tự trắc nghiệm bản thân ở bài sau để tự biết mình đóng góp được ở mực độ nào trong phong trào đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ )
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1 comment:
Cám ơn bạn đã ghé thăm và có lời khích lệ.
Hân hạnh được kết bạn với Long Điền!
Siết chặt tay bạn!
Post a Comment